Chuyển đến nội dung chính

7 nạn nhân tử vong trong lễ hội âm nhạc dương tính với ma túy


Công an Hà Nội thông báo đã thu được nhiều bóng cười và một số chất nghi ma túy tại khu vực diễn ra lễ hội, 7 người tử vong đều dương tính với ma túy.


Sáng 17-9, Công an quận Tây Hồ phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội và một số đơn vị chức năng có mặt tại Bệnh viện E để khám nghiệm tử thi, điều tra nguyên nhân cái chết của 7 người, tất cả đều là độ tuổi thanh niên tại lễ hội âm nhạc tại Công viên nước hồ Tây tối 16-9. 
Ông Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở VH-TT TP Hà Nội phát biểu tại buổi họp báo
Trước đó, hồi 22h30 tối 16-9, Bệnh viện E đã tiếp nhận 8 nạn nhân vào cấp cứu. Một người tử vong trước khi vào viện, sau đó 3 người tử vong ngay sau. Đến sáng nay, 4 nạn nhân còn lại vẫn chưa tỉnh táo. Ngoài ra, một số người được chuyển tới các bệnh viện khác trên địa bàn.
Lễ hội âm nhạc điện tử "Du hành tới mặt trăng"
Được biết, trước khi vụ việc xảy ra, nhóm thanh niên này tham dự lễ hội âm nhạc điện tử diễn ra tại Công viên nước hồ Tây (thuộc phường Nhật Tân, quận Tây Hồ) mang tên "Du hành tới mặt trăng".
Ông Trương Minh Tiến, Phó giám đốc Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Hà Nội cho biết, đơn vị tổ chức chương trình là Công ty Á Châu, từng tổ chức nhiều sự kiện nhạc hội.
Hình ảnh một nạn nhân nghi sốc thuốc tại lễ hội âm nhạc được cư dân mạng ghi lại
Lễ hội âm nhạc điện tử "Du hành tới mặt trăng" (Trip To The Moon) được quảng bá là sự kiện nằm trong khuôn khổ Tuần lễ âm nhạc điện tử 2018 - Vietnam Electronic Weekend (VEW) năm thứ 3 liên tiếp với sự tham gia của bốn nghệ sĩ nước ngoài, đã được thành phố cấp giấy phép. 
Theo ông Tiến, toàn bộ quy trình tiếp nhận hồ sơ đảm bảo đúng quy định của pháp luật. "Trong chương trình xảy ra sự việc đáng tiếc, chúng tôi xin chính thức thông báo về pháp lý cấp giấy phép cho các nghệ sỹ và chương trình biểu diễn", ông nói.
Đại tá Nguyễn Văn Viện báo cáo sơ bộ kết quả điều tra ban đầu.
Trưa 17-9, đại diện Bộ Y tế cho biết, 7 người tử vong sau khi được đưa đi cấp cứu tại các bệnh viện, trong số đó có 5 người tử vong tại Bệnh viện E, 2 người khác được chuyển xác từ Bệnh viện Tim Hà Nội sang lưu ở nhà đại thể Bệnh viện E... Ngoài ra, 5 người khác đang bị hôn mê sâu. 
Hai bệnh nhân còn nằm tại khoa Hồi sức cấp cứu là Nguyễn Cảnh Vũ và 1 người chưa xác định được danh tính. Cả 2 nạn nhân trên đều có người nhà đến nhận và chăm sóc.
Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện có liên quan cùng Sở Y tế Hà Nội tích cực cứu chữa nhằm giảm thiểu số người tử vong. 7 người tử vong đều có phản ứng dương tính với chất ma túy.
Công an Hà Nội thông báo đã thu được nhiều bóng cười và một số chất nghi ma túy tại khu vực diễn ra lễ hội.
Chiều cùng ngày, Công an TP Hà Nội đã tiến hành họp báo công bố thông tin chính thức liên quan đến vụ việc. Đại tá Nguyễn Văn Viện, Phó giám đốc Công an Hà Nội, cho biết toàn bộ nạn nhân đều dương tính với ma túy. 
Qua khám nghiệm hiện trường khu vực khuôn viên tổ chức đêm nhạc hội, công an phát hiện có nhiều “bóng cười” và một số vật chất nghi là ma túy. Theo chỉ đạo của Bộ Công an, Thành ủy, UBND Hà Nội, Công an TP căn cứ kết quả điều tra sẽ khởi tố vụ án hình sự, xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân liên quan.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Thủy, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu Cai nghiện, Bệnh viện Châm cứu Trung ương, cho hay sốc ma túy xảy ra khi người sử dụng ma túy quá liều lượng trung bình mà họ đang dùng; sử dụng ma túy chung với một số chất kích thích khác như rượu, thuốc an thần hoặc dùng phải loại ma túy rởm có pha nhiều tạp chất, từ đó gây ra những triệu chứng ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng.
Người bị sốc thuốc có các biểu hiện như lơ mơ, đờ đẫn, bất tỉnh hoặc không có phản ứng gì khi lay gọi. Nhiều trường hợp tử vong ngay lập tức.
Cũng trong chiều nay, ông Trương Minh Tiến, Phó giám đốc Sở VH-TT Hà Nội, các hoạt động biểu diễn trên địa bàn đều phải được cấp phép theo quy định. Chương trình có nghệ sĩ nước ngoài biểu diễn đều phải được UBND TP đồng ý.
"Những năm qua, chúng tôi làm rất nghiêm việc này, nhiều chương trình biểu diễn trong quán bar, nhà hàng đều phải làm thủ tục cấp phép. Sau sự cố ở công viên Hồ Tây, trước hết chúng tôi tạm dừng cấp phép các loại hình như thế này. Khi có kết luận cơ quan điều tra thì mới xem xét và phối hợp thật chặt hơn nữa đối với cơ quan chức năng là chính quyền địa phương và Công an TP Hà Nội để đảm bảo an ninh trật tự", ông Tiến nói.
DANH SÁCH CÁC NẠN NHÂN CỦA VỤ VIỆC TẠI LỄ HỘI ÂM NHẠC TRIP TO THE MOON.
Nguyễn Hoàng D. (SN 1991, ở Hàng Than, Hà Nội), tử vong trước khi đến bệnh viện.
4 nạn nhân tử vong tại Bệnh viện E gồm: Nguyễn Thị T. (SN 1996, trú tại Sơn La); Nguyễn Thu H. (SN 1996, trú tại Trần Điền, Hoàng Mai); Hoàng Thanh T. (SN 1992 trú tại phường Nam Đồng, Đống Đa); Nguyễn Trường T. (SN 1997, trú tại TP Cao Bằng).
3 nạn nhân đang cấp cứu tại Bệnh viện E và hôn mê gồm: Nguyễn Cảnh V. (SN 2000, ở Hoàn Kiếm; Bùi Văn K. SN 1988 trú tại Cầu Đất, Hải Phòng); Trần Thị T. (SN 1999 là học viên lớp điều dưỡng Đông Đô).
Bệnh viện Bạch Mai có 2 nạn nhân hôn mê gồm Nguyễn Việt L. (SN 1991 ở Hoàn Kiếm) và Cáp Duy A. (SN 1994, trú tại Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa).


B.C. (Tổng hợp

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

  Việt Nam tích cực tham gia cuộc chiến toàn cầu chống nạn buôn người Nạn buôn người đang trở thành một trong những vấn nạn nghiêm trọng, có ảnh hưởng toàn cầu, khi tình trạng đói nghèo, xung đột kéo dài và biến đổi khí hậu khiến hàng triệu người rơi vào cảnh dễ bị lợi dụng. Những đối tượng yếu thế này trở thành “con mồi” của các băng nhóm tội phạm xuyên quốc gia. Mới đây, Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) đã đưa ra một báo cáo toàn cầu về nạn buôn người, nhấn mạnh rằng để giải quyết vấn đề này, cần có sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam - một quốc gia đang đóng góp tích cực trong cuộc chiến này. Thực trạng đáng báo động Báo cáo của UNODC năm 2024 chỉ ra rằng, trong năm 2022, hơn 69.600 người đã trở thành nạn nhân của tội phạm buôn người trên toàn cầu, tăng 43% so với năm 2020, thời điểm đại dịch COVID-19 khiến số lượng các vụ án giảm đáng kể. Sự gia tăng này không chỉ phản ánh sự hồi sinh của tội phạm buôn người sau đạ...
  Vạch trần bản chất 3 “khôi nguyên” nhận cái gọi là giải thưởng nhân quyền Đến hẹn lại lên, ngày 18/11/2024, tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam - VHRN” ở Mỹ đã công bố cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam năm 2024” để “vinh danh” các đối tượng Đỗ Nam Trung, Bùi Văn Thuận, Đặng Đăng Phước đang chấp hành án phạt tù về các tội tuyên truyền chống phá Nhà nước Việt Nam. Đây là chiêu trò quen thuộc hằng năm của VHRN nhằm tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.  Bản chất của cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam” Tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” (tiếng Anh: Vietnam Human Rights Network – VHRN)  là một tổ chức tự xung ở Mỹ được lập ra với mục tiêu gia tăng các hoạt động dân chủ, nhân quyền trên thế giới, khoác dưới cái mũ “để thúc đẩy tiến trình cải tiến dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam”. Hằng năm, VHRN đưa ra bản “Báo cáo nhân quyền Việt Nam” với nội dung tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình nhân quyền cũng như can thiệp vào công việc n...
Lịch trình chi tiết ngày làm việc thứ 2 của ông Trump và ông Kim ở Việt Nam Thứ Năm, 28/02/2019 07:47 AM GMT+7 (VTC News) - Đúng như tuyên bố trước đó trước đó của Tổng thống Trump, ngày làm việc thứ 2 của hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều là một ngày hết sức bận rộn với lịch trình làm việc dày đặc. Theo Nhà Trắng, 2 nhà lãnh đạo sẽ bắt đầu chuỗi các cuộc họp tại khách sạn Metropole, bắt đầu bằng cuộc thảo luận riêng kéo dài 45 phút. Sau đó, ông Kim và ông Trump sẽ có cuộc gặp song phương mở rộng với các trợ lý vào 9h45.  Tới 11h55 , lãnh đạo Mỹ-Triều  sẽ có bữa trưa làm việc. 14h05, một lễ ký kết sẽ diễn ra và 15h30, Tổng tống Trump sẽ tổ chức một buổi họp báo.  Tổng thống Trump và lãnh đạo Kinm Jong-un trong bữa tối tại khách sạn Metropole. (Ảnh: Getty)  Trước đó, vào tối 27/2, Tổng thống Trump và ông Kim Jong-un đã có cuộc trò chuyện ngắn trước khi dùng bữa tối cùng thành viên phái đoàn 2 bên tại khách sạn  Metropole. Tạ...