Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2024
  Phát huy vai trò của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở Lực lượng tham gia  bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở  là một trong những lực lượng quần chúng có vai trò quan trọng, hỗ trợ công an cấp xã, giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Đảng và Nhà nước ta luôn xác định bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội là sự nghiệp của toàn dân. Trong suốt quá trình cách mạng bảo vệ và xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng, củng cố các lực lượng để huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Do đó cùng với việc xây dựng, phát triển các lực lượng vũ trang nhân dân chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, việc xây dựng, phát triển, phát huy vai trò của lực lượng tham gia  bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở  được hết sức chú trọng. Nhận thấy
  Việt Nam chăm lo cho người lao động bằng chính thực lực Thời gian qua, trên không gian mạng xuất hiện quan điểm xuyên tạc, chống phá cho rằng: Việt Nam không có thực lực khi thực hiện chi trả lương mới cho người lao động; nguồn tiền chủ yếu đi vay của nước ngoài, bởi nền kinh tế đang suy thoái nghiêm trọng... Cả về lý luận và thực tiễn đều minh chứng việc cải cách  tiền lương , lộ trình tăng lương mà Việt Nam đang triển khai là chủ trương hết sức đúng đắn và nhân văn của Đảng, Nhà nước ta; đồng thời, được triển khai theo đúng lộ trình và dựa trên thực lực của chính mình... Chủ động tăng lương theo lộ trình   Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21-5-2018, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp đã xác định lộ trình triển khai cải cách tiền lương cụ thể từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030; nhấn mạnh yêu cầu cải cách chính sách tiền lư
  Công tác dư luận xã hội phải bám sát “hơi thở” cuộc sống, tích cực tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Sáng 31-7, tại thành phố Hải Phòng, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 100-KL/TW, ngày 18-8-2014 của Ban Bí thư (khóa XI) về việc “Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội" (gọi tắt là Kết luận số 100-KL/TW). Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa,  Ủy viên Bộ Chính trị , Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương dự và chỉ đạo hội nghị. Đồng chủ trì hội nghị có các đồng chí: Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương; Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng; Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Đinh Thị Mai, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương. Tham dự Hội nghị còn có đại diện lãnh đạo một số ban,
  Luôn trăn trở để giữ gìn sự trong sáng của Đảng Trong cuộc đời, tôi rất may mắn đã có nhiều cuộc gặp gỡ, trò chuyện với Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy Trung ương Nguyễn Phú Trọng. Lần gặp nào, đồng chí cũng để lại trong lòng tôi ấn tượng và sự khâm phục về đức tính khiêm nhường, giản dị, cần, kiệm, liêm, chính với trái tim rực cháy ngọn lửa cách mạng. Về điều này, tôi muốn bày tỏ những nội dung sau: Suốt cả cuộc đời, đến lúc lâm chung, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đau đáu với công tác xây dựng Đảng, giữ gìn Đảng như giữ gìn “con ngươi của mắt mình”. Tổng Bí thư nhận thấy, công tác xây dựng Đảng còn không ít hạn chế, khuyết điểm. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, giảng dạy và học tập Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chưa đáp ứng yêu cầu; năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của không ít tổ chức đảng còn thấp; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, tham nhũng,
  Tăng cường bảo vệ trẻ em trước tội phạm mua bán người Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách pháp luật, chương trình, kế hoạch chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai quyết liệt đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp về phòng, chống tội phạm mua bán người. Trong đó tập trung hiệu quả 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, từng bước đẩy lùi tội phạm này ra khỏi đời sống - xã hội. Báo cáo của Cơ quan phòng, chống tội phạm mua bán người tại Việt Nam cho thấy, từ đầu năm 2024 đến nay, tình hình tội phạm mua bán người ở nước ta có diễn biến phức tạp, đòi hỏi cần có nhiều giải pháp, nỗ lực hơn nữa trong công tác này, theo đó 6 tháng đầu năm 2024, số vụ mua bán người được phát hiện, khởi tố mới tăng 21,2% so với cùng kỳ năm 2023. Bên cạnh thủ đoạn truyền thống với hình thức gặp gỡ để tiếp xúc làm quen trực tiếp với nạn nhân, tội phạm mua bán người đang có xu hướng thay đổi phương thức hoạt động “từ truyền thống sang hiện đại”, các đối tượng lợi dụng nền tảng mạng xã hội Facebook, Zal
  Tầm nhìn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mở đường cho hoà bình, hợp tác và phát triển Việt Nam-Hoa Kỳ "Nhờ tầm nhìn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chúng ta đã có quan hệ ngoại giao nồng ấm và mong muốn tiếp tục hành trình này cùng nhau, đoàn kết, cam kết hướng tới một tương lai tươi sáng hơn​​​​​​", Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper nhấn mạnh như vậy trong cuộc trò chuyện với phóng viên Báo CAND. Người dựng xây tương lai quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ Phóng viên:  Thưa Đại sứ, trong điện chia buồn, Tổng thống Joe Biden nhận định rằng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người ủng hộ mạnh mẽ mối quan hệ sâu sắc giữa nhân dân Hoa Kỳ -Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, quan hệ giữa hai quốc gia đã được vun đắp và phát triển. Xin Đại sứ cho biết quan điểm về nhận định này? Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đón Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam tháng 9/2023. Ảnh: Tư liệu. Đại sứ Marc Knapper: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có những đ