Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2022
  Giữ "phương diện quốc gia" “Nghĩ mình phương diện quốc gia/ Quan trên trông xuống người ta trông vào...”. Tại cuộc họp Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực diễn ra ngày 18-11-2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban chỉ đạo, đã lẩy Kiều để nhắc nhở cán bộ phải tỉnh táo, giữ mình trong sạch. Cách nói tu từ, dân dã, có ý nghĩa sâu sắc của người lãnh đạo cao nhất Đảng ta được nhiều người trong giới chuyên gia, cán bộ lãnh đạo, quản lý... học tập, vận dụng để tự răn mình, góp phần nâng cao công tác giáo dục, quản lý cán bộ, đảng viên, đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, suy thoái..., thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Lợi dụng tiêu cực của cán bộ để xuyên tạc hình ảnh quốc gia Sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, đời sống kinh tế-xã hội của cả nước đã có sự khởi sắc tích cực trên nhiều lĩnh vực. Chiến lược thích ứng an toàn với  dịch Covid-19  mang lại khí thế, diện mạo mới cho môi trường sản xuất, kinh doanh, tái hoạt động các
  Mưu đồ phía sau cái gọi là bản phúc trình “Nhốt chúng tôi ở trong nhà” Mới đây, ngày 17-2-2022, Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW - Human Rights Watch) đã công bố cái gọi là bản phúc trình với tiêu đề “Nhốt chúng tôi ở trong nhà: Hạn chế tự do đi lại của các nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam”. Đây là luận điểm vô căn cứ, đổi trắng thay đen về tình hình tại Việt Nam. Hiện nay, các thế lực thù địch sử dụng nhiều phương thức thủ đoạn chống phá nhân dân, Đảng, Nhà nước ta với mức độ ngày càng quyết liệt. Trong đó, chúng luôn mượn danh vấn đề nhân quyền để xuyên tạc tình hình đất nước, hòng làm mất đi hình ảnh Việt Nam hòa bình, ổn định và phát triển trên trường quốc tế. Mới đây, ngày 17-2-2022, Tổ chức theo dõi nhân quyền ( HRW  - Human Rights Watch) đã công bố cái gọi là bản phúc trình với tiêu đề “Nhốt chúng tôi ở trong nhà: Hạn chế tự do đi lại của các nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam”. Đây là luận điểm vô căn cứ, đổi trắng thay đen về tình hình tại Việt Nam.  Phúc trình được côn
  Đừng vì ích kỷ mà tiếp tay cho cái xấu Từ ngày tiễn bạn trai lên đường nhập ngũ, Hương luôn tự hào với quyết định của người bạn trai. Chị học xong cao đẳng về làm cán bộ đoàn ở địa phương, còn anh tốt nghiệp đại học, mới ký hợp đồng làm công tác hành chính tại xã. Khi nghe anh tâm sự muốn viết đơn tình nguyện   nhập ngũ , Hương và cả gia đình anh rất ủng hộ. Đôi bạn trẻ hẹn ước với nhau, ngày anh hoàn thành nghĩa vụ quân sự sẽ làm lễ cưới. Vốn là cô gái thông minh, xinh xắn, Hương cũng được những chàng trai khác để ý. Trong đó có một người bạn cùng học phổ thông. Mấy ngày gần đây, người này liên tục gửi qua tin nhắn Zalo cho Hương những bài viết, hình ảnh trên mạng xã hội sai sự thật về quân ngũ; thậm chí, có cả những clip xuyên tạc, làm méo mó hình ảnh người chiến sĩ quân đội, chia rẽ đoàn kết hậu phương... Với nhận thức của mình, Hương biết dụng ý của người đó không tốt. Điều chị lo lắng hơn là anh bạn này đang bị đầu độc bởi các thông tin xấu, thông tin sai sự thật. Ảnh minh họa /
  Đề phòng bệnh hãnh tiến, hiếu thắng Có một điểm chung từ những vụ án, vụ việc tiêu cực bị đưa ra ánh sáng công lý thời gian qua, đó là đối tượng phạm tội, vi phạm kỷ luật, suy thoái phẩm chất đạo đức, lối sống... là người trẻ chiếm tỷ lệ cao. Khi chưa bị điều tra, xử lý, không ít người trong số họ từng được đánh giá là cán bộ có năng lực, doanh nhân giỏi. Một trong những nguyên nhân khiến họ suy thoái, vi phạm  pháp luật  đó là tính hãnh tiến, hiếu thắng, muốn thành công bằng mọi giá... Từ những bài học nhãn tiền Vụ án tiêu cực xảy ra tại Công ty Việt Á liên quan đến hành vi móc nối, cấu kết “thổi” giá vật tư y tế để trục lợi trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn quốc, đang tiếp tục làm “nóng” dư luận. Việc cơ quan chức năng tiếp tục mở rộng điều tra vụ án, nhiều cán bộ ở một số ngành, địa phương liên quan bị khởi tố, đã cho thấy quyết tâm chống tham nhũng đến cùng, không có vùng cấm trong xử lý vi phạm của Đảng, Nhà nước ta. Trong một diễn biến khác,
  Phản bác quan điểm “Đảng không nên lãnh đạo kinh tế” Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ ngày có Đảng đến nay đã chứng minh sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng nước ta, trong đó có lĩnh vực kinh tế. Vậy mà gần đây lại xuất hiện quan điểm cho rằng “Đảng không nên lãnh đạo kinh tế”. Phản biện hay phản bội? Từ lúc chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng, lợi dụng việc góp ý văn kiện, một số người đã “phản biện” quan điểm của  Đảng Cộng sản Việt Nam  cho rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ nên tập trung lãnh đạo chính trị, không nên lãnh đạo kinh tế”; “Đảng chỉ nên tự khuôn mình trong phạm vi “chính trị”, còn kinh tế là địa hạt của giới kinh doanh”... Hai năm gần đây, do ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam chững lại, một số người lại đổ lỗi cho “Đảng Cộng sản Việt Nam không biết lãnh đạo kinh tế”, họ lại tiếp tục “phản biện” trên các mạng xã hội, trả lời báo chí nước
  Xem xét kỷ luật Đảng đối với Giám đốc CDC Thừa Thiên-Huế Sau khi ông Hoàng Văn Đức, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Thừa Thiên-Huế bị cơ quan Công an bắt tạm giam, hiện Sở Y tế Thừa Thiên-Huế đang bố trí cán bộ phụ trách để đảm bảo hoạt động của CDC trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn. Chiều 20/2, ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế cho biết, Tỉnh ủy đã chỉ đạo Đảng ủy Sở Y tế hoàn tất các thủ tục, phối hợp với Đảng ủy khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh tạm đình chỉ sinh hoạt Đảng, tạm đình chỉ chức vụ đối với ông Hoàng Văn Đức (SN 1970, trú tại phường Vỹ Dạ, TP Huế), Giám đốc CDC tỉnh Thừa Thiên-Huế và ông Hà Thúc Nhật (SN 1983, trú tại phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà), Kế toán trưởng kiêm Trưởng phòng Tài chính kế toán CDC tỉnh Thừa Thiên-Huế theo quy định. Ông Hoàng Văn Đức, Giám đốc CDC tỉnh Thừa Thiên-Huế tại thời điểm bị cơ quan Công an bắt tạm giam. Hiện Sở Y tế Thừa Thiên-Huế đang bố trí cán bộ phụ trách đ
  Trả lời về việc Phạm Thị Đoan Trang nhận giải thưởng tự do báo chí Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho rằng, việc Bộ Ngoại giao Canada và Anh trao giải thưởng cho một cá nhân vi phạm pháp luật Việt Nam là một hành động thiếu khách quan, không phù hợp và không có lợi cho việc phát triển quan hệ song phương với Việt Nam. Ngày 18/2, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng trước việc Bộ Ngoại giao Canada và Anh trao giải thưởng tự do báo chí cho đối tượng vi phạm pháp luật Việt Nam Phạm Thị  Đoan Trang, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nêu rõ: "Như đã nhiều lần khẳng định, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm bảo vệ và thúc đẩy các quyền tự do cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin. Điều này được quy định cụ thể trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật liên quan, được triển khai thực hiện trong thực tế đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam và được thể hiện rõ ràng qua sự phát triển