Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2022
  Bắt giam 2 nguyên cán bộ Ban Nội chính Tỉnh ủy Hà Giang Như CAND online đã đưa tin, ngày 8/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Giang đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tiến hành bắt bị can để tạm giam và khám xét nơi ở đối với 2 bị can, nguyên là cán bộ Ban Nội chính Tỉnh ủy Hà Giang Hai bị can là: Nguyễn Văn Chiến (SN 1975, trú tại tổ 8, phường Nguyễn Trãi, TP Hà Giang) - nguyên Trưởng phòng Tổng hợp, Ban Nội chính Tỉnh ủy; Nguyễn Thị Hồng Vân  (SN 1987, trú tại tổ 20, phường Minh Khai, TP Hà Giang) - nguyên là Kế toán Ban Nội chính Tỉnh ủy; bị khởi tố về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự. Cơ quan Cảnh sát điều tra đọc Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Thị Hồng Vân. Theo kết quả điều tra ban đầu được biết: Từ năm 2015 đến năm 2019, với nhiệm vụ được giao, các đối tượng đã lập khống chứng từ để thanh toán tiền làm thêm giờ, tiền tiếp khách và công tác phí không đú...
  Xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực, chống tham nhũng trong xét xử Chủ tịch nước yêu cầu cần phân định rõ quyền quản lý hành chính của tòa án để bảo đảm quyền độc lập giữa các cấp tòa án; đổi mới, hoàn thiện thủ tục tố tụng tư pháp chuyên nghiệp, hiệu quả. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự và chỉ đạo hội thảo. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN) Ngày 11/1, tại Hà Nội, Tòa án Nhân dân tối cao tổ chức Hội thảo khoa học “Cải cách tư pháp tại Tòa án nhân dân đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam." Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương, Trưởng Ban chỉ đạo Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” dự và phát biểu chỉ đạo. Cùng dự có các Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng: Phan Đình Trạc, Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Nguyễn Hòa Bình, Chánh án T...
  Tăng cường thanh tra, kiểm tra, nhất là với trách nhiệm người đứng đầu Chiều 12/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì họp với các bộ, ngành Trung ương về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong khối Chính phủ và chính quyền địa phương. Cùng dự cuộc họp có Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; lãnh đạo các bộ, ngành liên quan. Tại cuộc họp, lãnh đạo các bộ, ngành đã báo cáo tình hình thanh tra, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thời gian qua và tình hình, kế hoạch, giải pháp trong thời gian tới. Công tác thanh tra, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã và đang được thực hiện nghiêm túc theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và được cả hệ thống chính trị vào cuộc. Trong đó, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế được đẩy mạnh; công tác chỉ đạo, điều hành thanh tra, phòng, chống tham nhũng được tập trung thường xuyên; kịp thời phát hiện các dấu hiệu sai phạm để ngăn chặn, xử...
  Xử lý nghiêm các sai phạm liên quan vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á Ngày 12/1, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022 của ngành Nội chính Đảng. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc Đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, cùng các đồng chí Phó Trưởng ban Ban Nội chính Trung ương chủ trì hội nghị. Năm 2021, ngành Nội chính Đảng đã chủ động xây dựng, tham mưu chỉ đạo, tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, bài bản Nghị quyết Đại hội XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và tích cực nghiên cứu, tham mưu nhiều chủ trương, chính sách lớn về nội chính, phòng, chống tham nhũng tiêu cực và cải cách tư pháp. Theo báo cáo, năm 2021, các ban nội chính tỉnh ủy, ...
  Muốn phát triển, phải phòng, quét sạch tham nhũng, tiêu cực Tham nhũng không thuần túy là tham nhũng mà còn cần truy nguyên tới nguồn gốc của nó là nạn tiêu cực, không chỉ là vấn đề kinh tế đơn thuần còn là vấn đề chính trị, văn hóa, đạo đức và xã hội nóng bỏng. Đây là một trong những “lỗ hổng”, cần phải tiếp tục nhận diện và bịt kín... Để hoàn thành trọng trách trong tư cách là một Đảng cầm quyền, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ trong bài viết quan trọng: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, rằng: “Ý thức được nguy cơ đối với đảng cầm quyền là tham nhũng, quan liêu, thoái hóa v.v..., nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường, Đảng Cộng sản Việt Nam đặt ra yêu cầu phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa cá nhân, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí, thoái hóa v.v... trong nội bộ Đảng và trong toàn bộ hệ thống chính trị”. Đó là thách thức sinh tử trên...
  Xử lý nghiêm việc bán cổ phiếu “chui”, ngăn tận gốc sai phạm Đây là quan điểm của lãnh đạo Bộ Tài chính trước sự việc bán chui 74,8 triệu cổ phiếu của ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn FLC. Theo đó, Bộ Tài chính khẳng định sẽ xử lý nghiêm vụ việc này, đồng thời, sẽ sớm có giải pháp ngăn chặn tận gốc hành vi tương tự, không để xảy ra sai phạm rồi cơ quan chức năng mới xử phạt. Cụ thể, theo Bộ Tài chính, việc xử phạt ông Trịnh Văn Quyết, thẩm quyền xử lý thuộc về Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và Chủ tịch Ủy ban sẽ ra các quyết định xử lý. Tuy nhiên, Bộ Tài chính đã chỉ đạo xử phạt nghiêm theo quy định của pháp luật và ông Trịnh Văn Quyết sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền cao nhất. Hiện Bộ Tài chính đã giao cho UBCKNN, Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HoSE)  hủy giao dịch bán toàn bộ số cổ phiếu của ông Trịnh Văn Quyết. Cụ thể, những nhà đầu tư mua cổ phiếu FLC của ông Quyết bán ngày 10/1 sẽ không nhận được cổ phiế...
  Kỷ luật cảnh cáo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khiển trách Ban cán sự đảng TP Cần Thơ Trong hai ngày 12 và 13/1/2022, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 11. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.  Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau: I-  Xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng UBND thành phố Cần Thơ nhiệm kỳ 2016-2021, UBKT Trung ương nhận thấy: Ban cán sự đảng UBND thành phố Cần Thơ đã vi phạm nguyên tắc, quy định của Đảng và quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để UBND Thành phố và một số tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong việc mua sắm trang thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh, thực hiện dự án đầu tư, cải tạo, nâng cấp bệnh viện; nhiều cán bộ, đảng viên bị kỷ luật, một số bị xử lý hình sự.  Những vi phạm nêu ...
  Mang danh bảo vệ ký giả, CPJ lại phớt lờ lẽ phải Đã trở thành quy luật, mỗi khi các cấp tòa án ở Việt Nam mở phiên tòa xét xử các đối tượng phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá Nhà nước thì một số cá nhân, tổ chức, đài báo ở nước ngoài có quan điểm, tư tưởng thù địch Việt Nam như Tổ chức phóng viên không biên giới (RSF), tổ chức Bảo vệ ký giả (CPJ)... lại xuyên tạc, vu cáo Việt Nam “đàn áp tự do ngôn luận, tự do báo chí”. Mới đây, CPJ lại ra thông cáo báo chí vu cáo Nhà nước Việt Nam là một trong ba nước giam giữ nhiều nhà báo nhất trên thế giới. Thông cáo cho rằng, Việt Nam vi phạm tự do báo chí nghiêm trọng và nêu yêu sách đòi Việt Nam phải “trả tự do cho các nhà báo”! Những cái tên được CPJ xướng lên làm “ví dụ điển hình” cho các nhà báo bị giam giữ gồm Nguyễn Văn Hóa, Nguyễn Tường Thụy, Phạm Thị Đoan Trang, Trương Duy Nhất… Thực ra đây là một luận điệu không mới của CPJ khi tổ chức này luôn có những quy kết không đúng về tình hình nhân quyền của Việt Nam nói chung cũ...
  Dân chủ không đồng nghĩa với đa nguyên, đa đảng Vấn đề một đảng hay nhiều đảng lãnh đạo, cầm quyền không phải là vấn đề mới và vấn đề này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Về khách quan, vấn đề này phụ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước, mỗi đảng khi lên lãnh đạo, cầm quyền. Về chủ quan, nó phụ thuộc tương quan so sánh lực lượng giữa các giai cấp, các bộ phận trong một xã hội, mà mỗi nước có thể có một đảng hoặc nhiều đảng. Lâu nay, các phần tử cơ hội chính trị, chống đối cho rằng, Việt Nam không có dân chủ vì thực hiện chế độ nhất nguyên, nhất đảng nên “vừa đá bóng, vừa thổi còi” và vì thế dẫn đến dân chủ hình thức hoặc mất dân chủ. Trong khi đó, các tổ chức nhân danh dân chủ phương Tây đã và đang tìm cách cổ suý “tiêu chuẩn nhân quyền” kiểu phương Tây vào Việt Nam, đồng thời tung tin bịa đặt với các luận điệu cho rằng: “Việt Nam thiếu văn hóa dân chủ, không có dân chủ, hạn chế quyền riêng tư của công dân”, “Việt Nam vi phạm nghiêm trọng quyền...
  Hại thân vì những lời tung hô, kích động Đúng kịch bản như với bất kỳ đối tượng có hành vi chống phá Nhà nước phải ra toà, những thành phần cổ suý chỉ chờ có vậy để tung hô, coi bị cáo trước toà như con diều để giật lên hay đẩy xuống tuỳ thuộc chính động cơ, thủ đoạn của kẻ chống phá. Phiên toà xét xử bị cáo Lê Trọng Hùng diễn ra ngày cuối cùng của năm 2021 cũng vậy, khi mà cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện theo trình tự tố tụng thì số cơ hội bên ngoài chờ sẵn để “ném đá” tạo sóng dư luận, lấy cớ đẩy vụ án sang hướng khác để chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Trang Việt Tân dẫn lời nói sau cùng của Lê Trọng Hùng trước toà, nội dung lời nói cho thấy bị cáo không ăn năn, hối cải, mà vẫn ngoan cố chối tội, thậm chí còn mang tính kích động để những kẻ chống phá lấy cớ vu cáo. Bị cáo Lê Trọng Hùng ngô nghê nói rằng, lẽ ra đã “trở thành đại biểu Quốc hội”, việc bị phạt tù là “ngăn cản sứ mệnh của tôi trong 5 đến 10 năm” và “tôi ở trại giam tôi vẫn gào ra, tôi buộc các anh quản giáo c...