Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2023
  Vạch trần bộ mặt thật của nhóm “Người Thượng vì công lý - MSFJ” Chủ Nhật, 18/06/2023, 07:00 Lấy cái danh mĩ miều “Thúc đẩy hoà bình và bảo vệ quyền con người của những người bị áp bức tại Tây Nguyên”, nhóm “Người Thượng vì công lý - MSFJ” đã tìm cách lôi kéo, kích động một số người nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên. Chuyện ghi ở địa bàn 2 xã xảy ra vụ giết người, phá rối ANTT tại Đắk Lắk Lời kể của người dân dũng cảm cứu cán bộ Công an xã ở Đắk Lắk Theo tài liệu Cơ quan An ninh Đắk Lắk, nhóm “Người Thượng vì công lý - MSFJ” (Montagnards Stand For Justice) được thành lập vào năm 2019 bởi các đối tượng phản động: Y Phic Hdok (sinh sống tại Mỹ), Y Quynh Bdăp (sinh sống tại Thái Lan) cùng 15 đối tượng phản động, lưu vong khác. Để hoạt động, nhóm này đã lấy cái danh mĩ miều là “thúc đẩy hòa bình và bảo vệ quyền con người của những người bị áp bức tại Tây Nguyên”, nhưng thực chất Y Quynh Bdăp và nhóm MSFJ của hắn lại thông qua trang mạng xã hội liên lạc, kích động n...
  Không mơ hồ, lẫn lộn giữa tự do ngôn luận, tự do báo chí với ngôn luận tự do, báo chí tự do Một trong những luận điệu thiếu thiện chí của một số tổ chức, cá nhân đối với Việt Nam là xuyên tạc ở đất nước Việt Nam không có tự do ngôn luận, tự do báo chí. Tuy nhiên, lập luận của họ đa phần có sự đánh tráo khái niệm giữa tự do ngôn luận, tự do báo chí với ngôn luận tự do, báo chí tự do. Ý nghĩa chân chính của tự do ngôn luận, tự do báo chí Vốn dĩ tự do là quyền cơ bản của con người, nhưng cùng với đó là nhận thức và hành xử phù hợp với cộng đồng, quốc gia, dân tộc, để tôn trọng quyền tự do của người khác và tuân thủ pháp luật. Điều 29 trong “Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền” năm 1948 của Liên hợp quốc nêu rõ: “Mỗi người đều có nghĩa vụ đối với cộng đồng, trong khi hưởng thụ các quyền về tự do cá nhân, phải chịu những hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận và tôn trọng đối với các quyền tự do của người khác và phù hợp với những đòi hỏi chính đáng về đạo...
  Đảng cần, dân mong những tác phẩm giàu tính chân - thiện - mỹ “Văn nghệ sĩ hơn lúc nào hết cần hướng tới chân-thiện-mỹ thì mới có thể góp phần ngăn chặn được biết bao nguy cơ đe dọa phẩm giá con người. Họ phải ý thức mỗi tác phẩm họ sáng tạo ra có thể trở thành một vẻ đẹp, một bông hoa, một tia sáng, nhưng cũng có thể trở thành sự tăm tối, một liều thuốc độc với bạn đọc. Và suy cho cùng chỉ có “ánh sáng lương tri” tỏa ra từ tác phẩm mới có thể trường tồn cùng thời gian”. Đó là khẳng định của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam. Sáng tạo chân chính là đưa văn nghệ sĩ về phía cái đẹp Phóng viên (PV):   Trong sự kiện lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ Xuân Quý Mão diễn ra trung tuần tháng 2-2023 tại Hà Nội, chúng tôi ấn tượng với phát biểu của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều khi ông khẳng định chưa bao giờ văn nghệ sĩ được quyền sáng tạo, được quyền bày tỏ, được quyền phản biện như bây giờ. Theo ông, không gian sáng tạo...
  Sống cùng dân và tựa vào văn hóa dân tộc để sáng tạo không chệch hướng “Chúng ta rất cần tôn trọng quyền tự do sáng tạo nhưng phải luôn quan tâm bồi dưỡng tư tưởng chính trị, quan điểm, lập trường đúng đắn cho văn nghệ sĩ. Lịch sử văn chương nghệ thuật cho thấy, các văn nghệ sĩ lớn luôn tự do sáng tạo theo một xu hướng, trường phái nhất định. Xu hướng, tình cảm đúng đắn nhất, chân lý nhất là tự do sáng tạo cho mục đích vì nước, vì dân, vì những giá trị cao đẹp của con người”. Đó là chia sẻ của Đại tá, nhà văn, PGS, TS Nguyễn Thanh Tú, nguyên Phó tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội Đừng tự đánh mất thiên chức cao cả của văn nghệ sĩ Phóng viên (PV):   Thời gian qua đã xuất hiện một số tác phẩm/sản phẩm  văn học, nghệ thuật  (VHNT) chứa đựng nội dung hạ thấp ý nghĩa giáo dục và thiên về chức năng giải trí, tiêu khiển tầm thường, từ đó có thể thẩm thấu vào suy nghĩ, tâm hồn, làm tha hóa nhân cách con người và tác động tiêu cực đến môi trường văn hóa xã hội. Theo ôn...